Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

100 tác phẩm văn xuôi hay nhất mọi thời đại

100 nhà văn từ 54 quốc gia trên thế giới đã cùng bỏ phiếu bầu chọn 100 tác phẩm văn xuôi hay nhất mọi thời đại.

Đây là danh sách 100 cuốn ("The top 100 books of all time" (Norwegian Book Clubs, source: Guardian News). Những cuốn có dấu * ở đầu có nghĩa là trùng với những cuốn chúng ta đã liệt kê tính đến nay:

1. 1984 (George Orwell)

2. Nhà búp bê (Henrik Ibsen)
3. Giáo dục tình cảm (Gustave Flaubert)
4. Absalom, Absalom! (William Faulkner)
5. Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain)
6. The Aeneid (Virgil)
7. Anna Karenina (Leo Tolstoy)
8. Thương (Toni Morrison)
9. Quảng trường Alexanderplatz Berlin (Alfred Doblin)


*10. Mù (Jose Saramago)
11. Sách của niềm bất an (Fernando Pessoa)
12. Cựu Ước (Do Thái)
13. Anh em nhà Karamazov (Fyodor M Dostoyevsky)
14. Gia đình Buddenbrooks (Thomas Mann)
15. Truyện kể ở Canterbury (Geoffrey Chaucer)
16. Lâu đài (Franz Kafka)
17. Những đứa trẻ của Gebelawi (Naguib Mahfouz)
18. Tuyển tập tiểu thuyết (Jorge Luis Borges)
19. Tuyển tập thơ (Giacomo Leopardi)


*20. Tuyển tập truyện ngắn (Franz Kafka)
21. Truyện toàn tập (Edgar Allan Poe)
22. Tự bạch của Zeno (Italo Svevo)
23. Tội ác và trừng phạt (Fyodor M Dostoyevsky)
24. Những linh hồn chết (Nikolai Gogol)
25. Cái chết của Ivan Ilyich và những truyện khác (Leo Tolstoy)
26. Câu chuyện 10 ngày (Giovanni Boccaccio)
27. The Devil to Pay in the Backlands (Joao Guimaraes Rosa)
28. Nhật ký người điên và những truyện khác (Lỗ Tấn)
29. Thần khúc (Dante Alighieri)


*30. Don Quixote (Miguel de Cervantes Saavedra)
31. Bài luận (Michel de Montaigne)
32. Chuyện cổ Andersen (Hans Christian Andersen, Denmark)
33. Faust (Johann Wolfgang von Goethe)
34. Gargantua and Pantagruel (Francois Rabelais)
35. Sử thi Gilgamesh (Lưỡng Hà)
36. Cuốn sổ vàng (Doris Lessing)
37. Những kỳ vọng lớn lao (Charles Dickens)
38. Gulliver du ký (Jonathan Swift)
39. Gypsy Ballads (Federico Garcia Lorca)


*40. Hamlet (William Shakespeare)
41. Lịch sử (Elsa Morante)
42. Đói (Knut Hamsun)
43. Gã khờ (Fyodor M Dostoyevsky)
44. Trường ca Iliad (Homer)
45. Những người độc lập (Halldor K Laxness)
46. Người vô hình (Ralph Ellison)
47. Jacques anh chàng theo thuyết định mệnh và ông chủ (Denis Diderot)
48. Hành trình đến cuối đêm đen (Louis-Ferdinand Celine)
49. Vua Lear (William Shakespeare)


*50. Lá cỏ (Walt Whitman)
51. Cuộc đời và ý kiến của Tristram Shandy (Laurence Sterne)
52. Lolita (Vladimir Nabokov)
53. Tình yêu thời thổ tả (Gabriel Garcia Marquez)
54. Bà Bovary (Gustave Flaubert)
55. Núi huyền diệu (Thomas Mann)
56. Sử thi Mahabharata (India)
57. Người không cá tính (Robert Musil)
58. Tập thơ Mathnawi (Jalal ad-din Rumi)
59. Bi kịch Hy Lạp cổ Medea (Euripides)


*60. Hồi ức của Hadrian (Marguerite Yourcenar)
61. Hóa thân (Ovid)
62. Middlemarch (George Eliot)
63. Những đứa trẻ lúc nửa đêm (Salman Rushdie)
64. Cá voi trắng (Herman Melville)
65. Ngài Dalloway (Virginia Woolf)
66. Njaals Saga (Iceland)
67. Nostromo (Joseph Conrad): câu chuyện về nước cộng hoà hư cấu Costaguan ở Nam Mỹ
68. Trường ca Odyssey (Homer)
69. Oedipus the King Sophocles (Greece)


*70. Lão Goriot (Honore de Balzac)
71. Ông già và biển cả (Ernest Hemingway)

72. Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez)
73. The Orchard (Sheikh Musharrif ud-din Sadi)
74. Othello (William Shakespeare)
75. Pedro Paramo (Juan Rulfo)
76. Pippi tất dài (Astrid Lindgren)
77. Tuyển tập thơ (Paul Celan)
78. Lũ người quỷ ám (Fyodor M Dostoyevsky)
79. Kiêu hãnh và định kiến (Jane Austen)


*80. Sử thi Ramayana (Valmiki)
81. Vở kịch Sanskrit “The Recognition of Sakuntala” (Kalidasa)
82. Đỏ và Đen (Stendhal)
83. Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust)
84. Mùa di trú đến phương Bắc (Tayeb Salih)
85. Truyện ngắn chọn lọc (Anton P Chekhov)
86. Những đứa con trai và những người tình (DH Lawrence)
87. Âm thanh và Cuồng nộ (William Faulkner)
88. Âm thanh của miền núi (Yasunari Kawabata)
89. Người xa lạ (Albert Camus)


*90. Truyện kể Genji (Shikibu Murasaki)
91. Quê hương tan rã (Chinua Achebe)
92. Nghìn lẻ một đêm
93. Cái trống thiếc (Gunter Grass)
94. Ngọn hải đăng (Virginia Woolf)
95. Phiên tòa (Franz Kafka)
96. Bộ ba: Molloy, Malone hấp hối, Không thể gọi tên (Samuel Beckett)
97. Ulysses (James Joyce): Không chỉ là một ghi chép những tình huống ngẫu nhiên trong thành phố Dublin - ngày 16 tháng Sáu năm 1904…
98. Chiến tranh và hòa bình (Leo Tolstoy)
99. Đồi gió hú (Emily Bronte)
100. Alexis Zorba - con người hoan lạc (Nikos Kazantzakis)
December 24, 2011 at 8:30pm

198 SÁCH KINH ĐIỂN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THƠ

"Hướng trẻ đọc sách hay là niềm hy vọng đáng tin cậy nhất cho tương lai" (Isaac Rasheris Singer)


Giai đoạn khởi đầu của cuộc đời, tâm hồn con trẻ sáng trong như trang giấy trắng, đây cũng là giai đoạn hình thành nhân cách, bắt đầu học hỏi và khám phá cuộc sống của trẻ.

Những cuốn sách hay, giàu ý nghĩa sẽ là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ. Chính vì vậy, việc chọn lựa loại sách kinh điển giàu tính nhân văn cho trẻ đọc là hết sức đúng đắn và cần thiết.

"100 danh tác kinh điển có ảnh hưởng đến tuổi thơ" giới thiệu và tóm lược khái quát nội dung, tư tưởng về những tác phẩm có ảnh hưởng đến bao thế hệ lớp trẻ và được thanh thiếu niên yêu thích từ kho tàng văn học thế giới, với mong muốn bồi đắp những tình cảm cao quý, cũng như giúp trẻ hiểu rõ giá trị của tình thương yêu, lòng bác ái; đồng thời gợi mở cho các em làm thế nào có thể nhận biết, phân biệt phải, trái, thiện, ác để sớm định hình nhân cách cho tương lai.

Hơ hơ, rất tiếc là về mặt toán học chỉ thấy cuốn sách điểm 70 danh tác, chưa đủ 100. Các cháu bé chú ý nhé, phải học toán học cho tốt, không kẻ xấu nó lừa cho :))
1. Alice lạc vào xứ sở thần tiên (Lewis Carroll): Một câu chuyện cổ tích đi cùng sự trưởng thành của từng đứa trẻ
2. Ngụ ngôn Aesop (Hy Lạp cổ): Một bộ truyện ngụ ngôn kinh điển
3. Chuyện về cáo Renart (Pháp): Truyện thơ dài dân gian vĩ đại của Pháp
4. Truyện cổ Grimm (Anh em Grimm người Đức): Lá cờ đầu trên thành trì truyện cổ tích
5. Tập truyện cổ Andersen (Hans Christian Andersen): Tập truyện cổ tích có sức hấp dẫn lâu dài
6. Ghi chép về côn trùng (Jean Henri Fabre): Ca ngợi tinh thần hy sinh vì sự nghiệp nghiên cứu côn trùng
7. Con dế ở quảng trường thời đại (George Selden): Một câu chuyện cổ tích khiến người ta suy ngẫm
8. Những vụ phá án của thám tử Sherlock Holmes (Arthur Conan Doyle): Bộ tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng thế giới
9. Tuyển tập truyện của O' Henry: Tác phẩm "cười ra nước mắt"
10. Biến dạng (Franz Kafka): Vạch trần và tố cáo sự thay đổi nhân tính
11. Toto-chan, cô bé bên cửa sổ (Tetsuko Kuroyanagi): Tuổi thơ tìm vầng dương chói lọi
12. Thần thoại Hy Lạp (Hy Lạp): Viên đá quý của văn minh Hy Lạp cổ đại gồm 2 bộ sử thi Iliad và Odyssey
13. Sử thi Homer (Hy Lạp): Viên đá quý vắt ngang nền Văn học ngàn xưa
14. Kinh Thánh: Tác phẩm kinh điển của đạo Cơ Đốc, gồm cả Cựu Ước và Tân Ước
15. Thần khúc (Dante): Bài thơ vĩ đại của thời kỳ Trung Cổ
16. Chuyện về người khổng lồ (Francois Rabelais): Một bộ tiểu thuyết hài hước hoang đường
17. Lái buôn thành Venice (Shakespeare): Hình tượng một kẻ bủn xỉn, tham lam
18. Don Quixote (Miguel Cervantes Saavedra): Một bộ tiểu thuyết hiệp sĩ phản tiểu thuyết hiệp sĩ
19. Kẻ đạo đức giả (Moliere): Vạch trần bộ mặt chân thực của những kẻ giả dối
20. Thiên đường đã mất (John Milton): Cuộc đọ sức của thiên thần và ác quỷ
21. Robinson Crusoe (Daniel Defoe): Một người phiêu lưu không biết thất bại
22. Những cuộc phiêu lưu của Gulliver (Jonathan Swift): Một bộ tiểu thuyết châm biếm xuất sắc
23. Xưng tội (Jean Jacques Rousseau): "Xưng tội" và "tố cáo"
24. Tuyển tập thơ Shelley (Percy Bysshe Shelley): Ca ngợi và tán dương lý tưởng, tự do
25. Nhà thờ đức bà Paris (Victor Hugo): Một vũ đài lớn thể hiện cái đẹp, xấu, thiện, ác
26. Eugenie Grandet (Honore de Balzac): Một sự khắc họa thành công về hình tượng kẻ nô lệ đồng tiền
27. Lão Goriot (Honore de Balzac): Vạch trần tội ác của chủ nghĩa tư bản
28. Quan thanh tra (Nikolai Vasilevich Gogol): Hài kịch châm biếm bọn quan liêu và lừa đảo
29. Oliver Twist (Charles Dickens): Quá trình phấn đấu gian khổ của một cậu bé mồ côi
30. Ba chàng lính ngự lâm (Alexander Dumas cha): Câu truyện truyền kỳ về cây súng
31. Nước Đức - chuyện cổ tích mùa đông (Heinrich Heine): Một tập thơ châm biếm xuất sắc
32. Jane Eyre (Charlotte Bronte): Tiểu thuyết kinh điển của phụ nữ hiện đại
33. David Copperfied (Charles Dickens): Huyền thoại từ một đứa trẻ mồ côi cha đến khi trở thành nhà văn lớn
34. Túp lều bác Tôm (Harriet Beecher Stowe): Câu chuyện đẫm máu và nước mắt của một nô lệ da đen
35. Cá voi trắng (Herman Melville): Cuộc vật lộn trên biển đầy xúc động
36. Tập thơ Lá cỏ (Walt Whitman): Tác phẩm thi ca đầy tinh thần dân chủ
37. Những người khốn khổ (Victor Hugo): Tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học chủ nghĩa lãng mạn Pháp
38. Chiến tranh và Hòa bình (Lev Tolstoi): Một tác phẩm văn học đồ sộ
39. Tuyển tập thơ Tagore (Tagore): Bài hát của một nhà thơ phương Đông vĩ đại
40. Hai vạn dặm dưới đáy biển (Jules Verne): Cuộc phiêu lưu thần kỳ dưới đáy biển
41. 80 ngày vòng quanh thế giới (Jules Verne): Tác phẩm xuất sắc trong thể loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng
42. Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (Mark Twain): Một quyển tiểu thuyết dành cho thiếu nhi đầy hương vị cuộc sống
43. Heidi (Johanna Spyri): Thể hiện thế giới trẻ thơ thuần khiết đẹp đẽ.
44. Tuyển tập truyện ngắn và vừa của Maupassant (Guy de Maupassant): Những mẩu chuyện của chủ nghĩa hiện thực
45. Đảo dấu vàng (Robert Louis Stevenson): Câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm đầy cảm động
46. Chú bé người gỗ Pinocchio (Carlo Collodi): Câu chuyện cổ tích kinh điển nổi tiếng
47. Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain): Câu chuyện thiếu nhi đầy nét hài hước thú vị
48. Những tấm lòng cao cả (Edemondo De Amicis): Câu chuyện tình yêu cảm động lòng người
49. Tiểu thuyết Chekhov (Anton Pavlovich Chekhov): Tiểu thuyết châm biếm hóm hỉnh đặc sắc
50. Phù thủy xứ OZ (Layman Frank Baum): Một câu chuyện cổ tích thần kỳ hấp dẫn
51. Chuyện đời tôi (Helen Keller): Quyển tự truyện của một phụ nữ tàn tật nhưng có ý chí kiên cường
52. Chuyện danh nhân (nhà văn Romain Rolland): Truyện ký anh hùng về Beethoven, Michelangelo, Lev Tolstoi
53. Jean Christophe (Romain Rolland): Tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ XX
54. Tôi là mèo (Natsume Soseki): Thế gian trong mắt một con mèo
55. Tình yêu cuộc sống (Jack London): Ngợi ca cuộc sống
56. Người mẹ (Maxim Gorki): Tác phẩm nền tảng của dòng văn học chủ nghĩa xã hội
57. Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của cậu bé Nils (Selma Lagerlof): Truyện cổ tích phiêu lưu đầy sự thần kỳ và ảo tưởng
58. Khu vườn bí mật (Frances Hodgson Burnett): "Khu vườn thần kỳ" khiến cuộc sống trở nên đẹp đẽ
59. Thời thơ ấu (Maxim Gorki): Câu chuyện về thời thơ ấu vất vả
60. Nhớ lại năm tháng đã qua (Marcel Proust): Người đi tiên phong của tiểu thuyết dòng ý thức
61. Anne ở Green Gables (Lucy Maud Montgomery): Một bộ tiểu thuyết về quá trình trưởng thành của cô bé Anne đầy lôi cuốn
62. Những cuộc phiêu lưu của anh lính Schwejk (Jaroslaw Hasek): Câu chuyện về một "anh lính" vừa thông minh vừa ngốc nghếch
63. Sông Đông êm đềm (Mikail Aleksandrovich Sholokhov):  Tác phẩm mang tính sử thi xuất sắc
----> Loại bỏ --- Thép đã tôi thế đấy (Nikolai Ostrovsky): Bài ca phấn đấu của một cuộc đời tươi đẹp
64. Hoàng tử bé (Antoine de Saint Exupery): Tiếng gọi tình yêu của một tâm hồn cô độc
65. Bắt trẻ đồng xanh (Jerome David Salinger): Tác phẩm kinh điển ảnh hưởng đến nhiều lớp thanh niên Mỹ
66. Ông già và biển cả (Ernest Hemingway): Bài ca anh hùng bi tráng
67. Mạng nhện của Charlotte (Elwyn Brooks White): Câu chuyện cổ tích cảm động
68. Không gia đình (Hector Malot): Quá trình trưởng thành gian khổ của một cậu bé mồ côi
69. Quân luật thứ 22 (Joseph Heller): Tác phẩm kinh điển hài hước châm biếm
-----------------------
(Nhân dân FB bổ sung thêm)

70. Thế giới của Sophie (Jostein Gaarder)
71. Con cái chúng ta giỏi thật (Azit Nexin)
72. Giamilia, Truyện núi đồi và thảo nguyên (Chingniz Aitmatov)
73. Cánh buồm đỏ thắm (Aleksandr Grin)
74. Anna Karenina (Lev Nikolayevich Tolstoy)
75. Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez)
76. Con đường đau khổ (Aleksey Nikolayevich Tolstoy)
77. Tội ác và trừng phạt (Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
78. Tu viện thành Parma (Stendhal)
79. Trên sa mạc và trong rừng thẳm (Henryk Sienkiewicz)
80. Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài)
81. Pippi tất dài (Astrid Lindgren)
82. Nghìn lẻ một đêm (Cổ tích Ả rập)
83. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi)
84. Bông hồng vàng và Bình Minh Mưa (Pauxtôpxki)
85. Con bim trắng tai đen (G. Troieponxki)
86. Nhà giả kim (Paulo Coelho): Đây là một câu chuyện thúc giục độc giả theo đuổi giấc mơ của mình qua một chàng trai trẻ khao khát cháy bỏng đi chu du để đạt mục đích là tìm kho báu của mình...
87. Nhóc Nicolas (René Goscinny)
88. Harry Potter (J. K. Rowling)
89. Chúa tể của những chiếc nhẫn (J. R. R. Tolkien)
90. Biên niên sử Narnia (C.S Lewis)
91. Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi)
92. Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)
93. Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân)
94. Anh em nhà Karamazov (Dostoyevsky)
95. Bức chân dung (Nikolai Vasilievich Gogol )
96. Một ngày dài hơn thế kỷ (Chinghiz Aitmatov)
97. Đoạn đầu đài (Chinghiz Aitmatov)
98. Bố già (Mario Puzo)
99. Bác sĩ Zhivago (Boris Leonidovich Pasternak)
100. Tiếng gọi nơi hoang dã (Jack London)
101. Đồi gió hú (Emily Brontë)
102. Hội chợ phù hoa (William Makepeace Thackeray)
103. Ruồi trâu (Ethel Lilian Voynich)
104. Đèn không hắt bóng (Watanabe Dzunichi)
105. Papillon người tù khổ sai (Henry Charriere)
106. Thằng gù nhà thờ Đức Bà (Victor Hugo)
107. Bá tước Moongto Crixto (Alexandre Dumas cha)
108. Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Colleen McCulough)
109. Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell)
110. Con hủi (Helena Mniszek)
111. AQ chính truyện (Lỗ Tấn)
112. Cuộc đời của Pi (Yann Martel): về cuộc hành trình của cậu bé Pi cùng một lúc say mê tôn giáo cả đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa.
113. Nam tước trên cây (Italo Calvino): câu chuyện về cậu bé Cosimo Mưa Giông xứ Rondeau, khi mới 12 tuổi đã từ chối món ốc sên do bà chị u sầu Battista chuẩn bị
114. Chúa ruồi (William Golding): về bản năng của con người, về thiện - ác, liệu có phải nhân chi sơ tính bản thiện?
115. Triệu phú khu ổ chuột (Vikas Swarup): khơi dậy trắc ẩn trong mỗi con người, trong cuộc sống khốn cùng nơi ngõ ngách của những khu ổ chuột tồi tàn
116. Sách của bạn tôi (Anatole France): tự truyện về chú bé Pierre với những mối quan hệ tuổi thơ, những kỷ niệm với bạn đồng trang lứa, với giáo viên và trường lớp
117. Chuyện con mèo dạy hải âu bay (Luis Sepúlveda): câu chuyện đầy cuốn hút về lòng tận tâm và tầm quan trọng của việc giữ lời hứa
118. Cédric (Laudec & Cauvin): Những mẩu truyện xoay quanh cuộc sống thường nhật đầy ắp những điều khôi hài, thú vị, những sự cố nho nhỏ và cả những triết lý riêng của cậu bé Cédric.
119. Nàng công chúa nhỏ (Frances Hodgson Burnett): Câu chuyện hấp dẫn về bé Sara Crewe là một truyện cổ tích hiện đại về lòng nhân từ và đức tin vào những điều tốt đẹp,
120. William (Richmal Crompton): Bộ truyện  vô cùng hấp dẫn về cậu bé William nghịch ngợm
121. Manolito (Elvira Lindon): Bộ truyện thú vị, quyến rũ với sự hài hước con trẻ về cậu nhóc Manolito. Cậu nhóc yêu cuộc sống của mình và sẵn sàng kể cho mọi người nghe mọi điều về nó...
122. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh): Nhà văn mời người đọc lên chuyến tàu quay ngược trở lại thăm tuổi thơ và tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng…
123. Chuyện ngày xưa: một trăm cổ tích (Tô Hoài): khối chuyện mang diện mạo và tâm hồn con người, trải ngàn vạn năm còn ở lại với hôm nay, chia thành 3 phần: 58 truyện về các sự tích, loài vật; 22 truyện về các nhân vật, truyền thuyết; và 21 truyện đặc sắc của các dân tộc thiểu số.
124. Candide - Chàng ngây thơ (Voltaire): tác phẩm văn chương giàu tính triết học nhất mà Voltaire từng viết,  nhân vật chính là một chàng trai ngây thơ đến thuần khiết.
125. Momo (Michael Ende): Câu chuyện kỳ lạ về những kẻ ăn cắp thời gian và một cô bé giành lại được cho con người thời gian đã mất
126. Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh (L.M. Montgomery): Truyện về cô bé Anne Shirley quyến rũ và vui nhộn truyền cảm hứng về tình yêu cuộc sống mãnh liệt cho những người thân yêu sống quanh cô.
127. Căn phòng riêng (Virginia Woolf): Trong nỗ lực tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề bình đẳng nam nữ trên mọi lĩnh vực, tác giả đã nêu một luận điểm nổi tiếng, bằng cách nghĩ đẫm chất hiện thực: “Nếu viết văn, người đàn bà phải có tiền và một căn phòng riêng”. Khi đó họ có thể nhìn cuộc sống bằng đôi mắt của chính họ, nhìn cuộc sống như là cuộc sống và nhìn sự vật như là sự vật...
128. Ngài Dalloway (Virginia Woolf)
129. Ngọn hải đăng (Virginia Woolf)
130. Suối nguồn (Ayn Rand)
131. Nghệ nhân và Margarita (Mikhail Bulgacov)
132. Báu vật của đời (Mạc Ngôn)
133. Cao lương đỏ (Mạc Ngôn)
134. Đàn hương hình (Mạc Ngôn)
135. Cây tỏi nổi giận (Mạc Ngôn)
136. Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)
137. Bà Bovary (Gustave Flaubert)
138. 1984 (George Orwell)
139. Trại súc vật (George Orwell)
140. Absalom, Absalom! (William Faulkner)
141. Thương – Beloved (Toni Morrison)
142. Truyện kể ở Canterbury (Geoffrey Chaucer)
143. Lâu đài (Franz Kafka)
144. Phiên tòa (Franz Kafka)
145. Tuyển tập truyện ngắn (Franz Kafka)
146. Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami)
147. Rừng Nauy (Haruki Murakami)
148. Truyện toàn tập (Edgar Allan Poe)
149. Tự bạch của Zeno (Italo Svevo)
150. Những linh hồn chết (Nikolai Gogol)
151. Cái chết của Ivan Ilyich và những truyện khác (Leo Tolstoy)
152. Câu chuyện 10 ngày (Giovanni Boccaccio)
153. Nhật ký người điên và những truyện khác (Lỗ Tấn)
154. Faust (Johann Wolfgang von Goethe)
155. Những kỳ vọng lớn lao (Charles Dickens)
156. Khúc nhạc Noel (Charles Dickens)
157. Hamlet (William Shakespeare)
158. Vua Lear (William Shakespeare)
159. Othello (William Shakespeare)
160. Gã khờ (Fyodor M Dostoyevsky)
161. Lũ người quỷ ám (Fyodor M Dostoyevsky)
162. Kiêu hãnh và định kiến (Jane Austen)
163. Thuyết phục (Jane Austen)
164. Emma (Jane Austen)
165. Lolita (Vladimir Nabokov)
166. Tình yêu thời thổ tả (Gabriel Garcia Marquez)
167. Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust)
168. Đỏ và Đen (Stendhal)
169. Gatsby vĩ đại (F Scott Fitzgerald)
170. Bá tước Monte Cristo (Alexandre Dumas)
171. Sử thi Mahabharata (Ấn Độ)
172. Mùa di trú đến phương Bắc (Tayeb Salih)
173. Những đứa con trai và những người tình (DH Lawrence)
174. Âm thanh và Cuồng nộ (William Faulkner)
175. Cái trống thiếc (Gunter Grass)
176. Alexis Zorba - con người hoan lạc (Nikos Kazantzakis)
177. Giết con chim nhại (Harper Lee)
178. Hồi ức của một Geisha (Arthur Golden)
179. Gấu Pooh xinh xắn (AA Milne)
180. Gió qua rặng liễu (Kenneth Grahame)
181. Xứ cát (Frank Herbert)
182. Ngựa ô yêu dấu (Anna Sewell)
183. Matilda cô bé nghịch ngợm (Roald Dahl)
184. Nhật ký tiểu thư Jones (Helen Fielding)
185. Ulysses (James Joyce)
186. Chúa trời của những chuyện vụn vặt (Arundhati Roy)
187. Con gái yêu (Jacqueline Wilson)
188. Nhật ký công chúa (Meg Cabot)
189. Casanova ở Bolzano (Márai Sándor): câu chuyện về một anh chàng phiêu lưu và phong tình
190. Thủy Hử (Thi Nại Am)
191. Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)
192. Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung)
193. Cô gái Đồ Long  (Kim Dung)
194. Anh hùng xạ điêu (Kim Dung)
195. Thần điêu đại hiệp (Kim Dung)
196. Tiếu ngạo giang hồ (Kim Dung)
197. Ai van hô (Ivanhoe) (Walter Scott)
198. Peter Pan (J. M Barrie): về một cậu bé biết bay và từ chối không chịu lớn lên.

Cảm ơn nhân dân FB :))

Lý tưởng của thanh niên An Nam

ĐIỀU CÁC BẠN TRẺ ĐÁNG LÀM HÀNG NGÀY, LÀM SUỐT CUỘC ĐỜI NÀY LÀ GÌ?

...Thế hệ thanh niên ngày nay cần có những lý tưởng mới, lý tưởng của chúng ta, những hoạt động mới, hoạt động riêng của chúng ta, những đam mê mới, đam mê của chúng ta.

Chỉ có trong điều kiến đó- điều kiện duy nhất đó mà thôi- thì mới có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống- tôi không nói cuộc sống riêng của dân An Nam ta- mà cuộc sống chung cho mọi người, phải luôn được đổi mới, đổi mới trường cửu.

Nhiệm vụ của thế hệ thanh niên ta ngày nay thật là nặng nề. Giai đoạn lịch sử của chúng ta ngày nay lại càng làm cho nhiệm vụ đó nặng gấp bội lần.

Con người ai cũng có quyền nghĩ riêng đến hạnh phúc và cuộc sống của mình. Nhưng muốn có được hạnh phúc đó và cũng để tránh khỏi bị nghi ngờ, bị hành hạ, thì con người ta này nay buộc phải bán mình. (1) [ (1)- Bán mình= làm việc cho bộ máy cai trị thuộc địa]

Trong điều kiện như vậy, làm sao họ có thể vươn đến một vai trò đòi hỏi họ phải thoát khỏi mọi sự cưỡng bức, mọi sức thúc ép họ, đòi hỏi ở họ một ý thức về sứ mạng của mình, đòi hỏi họ phải luôn luôn nâng cao giá trị mình lên ngang với sứ mạng đó.

Chúng ta sinh ra trong một đất nước thiếu thốn mọi bề, cái gì cũng phải tạo lập ra, sinh vào một thời buổi mà mọi sáng kiến thông minh đều bị người ta ghét bỏ. Ở đây có hai sức mạnh đối chọi nhau, hai cuộc sống đang tranh giành nhau: Một đàng yếu ớt đang cố tìm một chỗ đứng dưới mặt trời, một đàng mạnh mẽ, lại còn rút xỉa đến kiệt quệ, nhằm tiếp ứng cho một con quái vật ở xa. Và chính là cái yếu đang kêu gọi chúng ta giúp đỡ.

Đã sinh ra trên mảnh đất này thì lương tri ta đã buộc ta phải lãnh lấy sứ mạng. Còn ai khác hơn chúng ta có thể ra đảm đương trọng trách đó?

Chỉ có dòng máu chảy trong huyết quản của ta mới giúp chúng ta hiểu được những nhu cầu của nòi giống. (...)

Vì lẽ chúng ta phải tạo lập nên sự nghiệp của mình, nên thanh niên ta ngày nay phải biết nhìn về tương lai và làm sao đưa tương lai đó đến gần, càng sớm càng tốt. CHúng ta phải biết dang chân ra, một chân đặt vững chắc trong hiện tại, chân kia phải bỏ vào tương lai, một tương lai gần gũi mà chúng ta xem như là hiện tại thực sự của chúng ta.

Chúng ta vừa ở trong việc hiện tại, vừa không ở trong việc hiện tại.

Ở trong việc hiện tại vì ta phải nhằm vào những nguyện vọng sâu xa của nòi giống; không ở trong việc hiện tại vì những việc ta cần làm hiện nay đều chưa có.

Chúng ta cũng phải chấp nhận những sự việc, những trạng thái như không thể nào tránh khỏi, và hiểu thấu đáo những quy luật xã hội, phải biết tạo cho mình một trật tự mới để đối chọi với trật tự cũ, một lực lượng mới để đương đầu với lực lượng cũ và từ đó khôi phục trạng thái cân bằng. Khi chúng ta có hai lực lượng đối chọi nhau, thì cuộc chiến đấu sẽ phải kéo dài cho đến khi tạo được thế cân bằng. Và trong cuộc tranh đấu nào cũng vậy, đều phải có sự bất công, vì lẽ sẽ có một đàng thắng và một đàng thua, mà có kẻ bại trận nào được sung sướng đâu.
(...)
Đến ngày mà thanh niên An Nam ta khinh thường mọi bề ngoài giả dối, mọi lời nói xảo trá, biết ngẩng cao đầu tiến bước trên con đường chân chính mà chính lương tâm ta đã vạch ra cho chúng ta.

Thì ngày ấy chúng ta có thể cùng nhau xem xét những ước mơ cao đẹp nhất của chúng ta. Ngày ấy chúng ta có thể giải bài toán khó về tạo lập một nền văn hoá cho dân tộc chúng ta và một lần nữa chúng ta khôi phục đạo lý của tổ tiên chúng ta:

“Hãy tôn sùng những ai đã dùng tài năng hay thiên phú của mình mà nâng cao vị trí của dân tộc ta trên thế giới, và những ai đã đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống cho dân tộc chúng ta”.

(Lý tưởng của thanh niên An Nam, Bài diễn thuyết tiếng Pháp tối ngày 15/10/1923, Nguyễn An Ninh)