Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Vietnam’s not got talent?

Vietnam’s not got talent?

GS Nguyễn Văn Tuấn

Xin giới thiệu một bài trên báo Thanh Niên (bản tiếng Anh) viết về tình trạng “chảy máu chất xám”. Tôi thích cái tựa đề “Vietnam’s not got talent?” Chú ý dấu hỏi. Nếu có talent thì sao VN vẫn còn nằm trong danh sách các nước nghèo nhất thế giới? Nói gì thì nói, biện minh thế nào thì biện minh, nhưng cái nghèo nó nói lên tất cả.

Một số lãnh đạo và báo chí VN hay tự hào rằng VN ta thông minh chẳng kém ai trên thế giới, và lấy những giải thưởng Olympic làm chứng cứ. Có thể có vài cá nhân người Việt cũng thông minh, nhưng tôi nghĩ nước nào cũng có những cá nhân như thế. Lấy những cá nhân đó hay những giải thưởng dành cho trẻ em ra làm chứng cứ thì e rằng chỉ giải quyết được mặc cảm kém cỏi của một dân tộc, mà không thuyết phục được thực tế là VN vẫn còn rất nghèo. Tôi thấy không có một dân tộc nào tự hào rằng mình “thông minh” và nói nhiều về thông minh như người Việt Nam. Tôi nghĩ có thể vì mình kém thông minh nên mới bị ám ảnh (phải nói là “ám ảnh”) bởi khái niệm “thông minh”. Thật là tội nghiệp! 

Bài báo này nói về thu hút chất xám Việt kiều. Ý tưởng này đã có từ những 20 năm trước với những dự án lớn. Nhưng kết quả thì ai cũng thấy: không có gì. Ngay cả ngài thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng từng nói rằng sẽ thu hút 1000 nhà khoa học Việt kiều về VN làm việc và giảng dạy. Nhưng cho đến nay theo tôi thấy chẳng có bao nhiêu Việt kiều về VN làm việc lâu dài. Ai cũng biết nhưng không muốn nói ra: môi trường khoa học ở VN chưa thuận lợi để thu hút được các nhà khoa học nước ngoài. Không biết tôi có bi quan quá hay không, nhưng tôi nghĩ vài chục năm nữa thì môi trường này vẫn như thế, thậm chí tồi hơn, chứ không thấy “ánh sáng cuối đường hầm”. Do đó, không phải hôm nay, mà trong tương lai, cái tựa đề “Vietnam’s not got talent” sẽ không cần dấu hỏi đằng sau. 

NVT 

http://www.thanhniennews.com/index/pages/20130815-vietnam-not-got-talent.aspx

Vietnam’s not got talent? 

Last Updated: Tuesday, August 20, 2013 06:00:00

Government struggles to lure overseas Vietnamese talent back home; experts say it may take years

After the Vietnam War ended in 1975, Jean Nguyen and her family moved to the US, where she then graduated at the top of her class at West Point,  America’s premier military academy, ten years later. 
US President Ronald Reagan called her an “American hero.”

Nguyen’s story, and the story of US-Vietnam relations, came full circle that day. 

West Point was a driver of the killing of millions of Vietnamese and a million more Laotians and Cambodians during “The Vietnam War,” which had caused Nguyen to leave.

The country now finds itself lacking talented and trained workers, specialists and leaders. 

Historically, the cause has been war and colonialism and their lingering aftereffects. Currently, it might have to do more with bloated bureaucracies and business and management culture. Experts are mulling over what can be done in Vietnam to keep talent around, and draw in talent from overseas.

‘No limit to what Vietnamese can do’ 

Jean Nguyen is an example of Vietnamese resilience. 

“Imagine what this girl had to overcome: being Vietnamese, being a girl, being a foreigner [to be] the best student in the most prestigious American military academy,” Marek Karliner, an Israeli Stanford post-grad who attended the West Point ceremony in 1985, told Vietweek

“I was very impressed and since then I have realized that, given the conditions, there is no limit to what Vietnamese can do,” Karliner, who was attending an international physics conference that wrapped up last week in the central town of Quy Nhon, said.

Indeed, Vietnam has never been short of talent. Stories of students acing international contests and achieving top-notch performances at foreign universities are legion. 

Three years ago the country celebrated as French-trained Vietnamese mathematician Ngo Bao Chau won the Fields Medal, the math version of the Nobel Prize.

But, nearly four decades after the Vietnam War, the country remains bogged down in an education quagmire that threatens to drag down the workforce and stall the country's development, leaving analysts to grapple with the question of what Vietnam has done with its talent. 

While Vietnamese authorities have repeatedly pledged measures to tackle the poor state of higher education and the poor remuneration of academics, the rhetoric has not been matched by action, experts say, prompting a rising number of the nouveau riche, as well as middle and upper income families in Vietnam, where the annual per capita income was around US$1,555 last year, to send their children abroad for higher studies. 

Analysts say they are “escaping” an education system that is rigid, of suspect quality, and riddled with scandals.

70 percent of Vietnamese students who go abroad to study choose to stay in foreign countries after graduation to further study or work, according to the Ministry of Education and Training. More than 30,000 Vietnamese students were studying abroad last year.

The lack of incentives for overseas Vietnamese, or Viet Kieu, to lure them back home has kept a lot of Vietnamese talent from benefiting the country.

According to the State Committee for Overseas Vietnamese, of the 4.5 million Vietnamese living around the world, 400,000 have bachelor’s and higher degrees, but only some 1,000 of them have returned home to work.

In 2004 the Communist Party passed a resolution aimed at attracting overseas Vietnamese home to support development in every sector. 

The resolution has succeeded in pulling in a rising amount of remittances and investment from overseas Vietnamese, but has failed to woo academics back to the country. 

Those who do return often leave again, lamenting their work is hindered by red tape, lack of a free hand, and poor working conditions.

“The number of Vietnamese academics who have returned home to settle down has remained very small,” Nguyen Van Tuan, a scientist at the Garvan Institute of Medical Research in Australia, said.

“Given the unfavorable working conditions and environment in Vietnam, coupled with the family obligations of Vietnamese scientists, I’m expecting no major breakthrough in the short run.”

At home, analysts blame the squandering of talent on the seniority- and inertia-based hierarchies at government agencies and institutions that have discouraged and demoralized high-caliber graduates.
“Some important government agencies… all have bizarre regulations reflecting very conservative, outmoded perceptions that contribute nothing to the minimal basic conditions scientists require,” Hoang Tuy, a prominent Vietnamese educator, wrote several years ago. This remains relevant today.

He cited the example of a professor’s hourly salary being determined by his rank within the bureaucracy. On the government salary scale, the most senior professor is paid less than a medium level bureaucrat.
“There are so many salary grades that the majority of hardworking, talented scientists can never reach the highest grade… unless they work until the age of 90 or 100,” he wrote.

“A knowledge-based economy is in fact an economy that relies on intellect and talent… [But] science and education stagnate while talent is profligately wasted.”

In his resignation speech to the National Assembly in 2006, Prime Minister Phan Van Khai admitted to a “failure” in overhauling the country’s education and science sectors.

Last year the Party deferred issuing a resolution on an across-the-board overhaul of the education system, saying more time was needed because the resolution failed to tackle core issues.

Trailing behind

National development can be built only on solid scientific and technological bases. The chain – scientific knowledge, education, technological achievements, economic growth  has to be followed all the way and there are no shortcuts, experts say.

Although Vietnam invests more in scientific research as a percentage of gross domestic product than many countries in the Asia-Pacific region, the research capabilities of Vietnamese universities lag far behind those of their neighbors. 

For instance, in 2005 Vietnamese researchers produced around 2.5 peer-reviewed science and engineering articles per million people or just around half Thailand’s rate.

Last year Vietnam was ranked 76th out of 141 countries in the Global Innovation Index published by French business school INSEAD and the UN’s World Intellectual Property Organization, and behind Singapore, Thailand, and Malaysia.

Foreign companies have warned that the poor quality of universities will hinder Vietnam's economic growth and made it difficult for them to find enough graduates in finance, management, and information technology.

The European Chamber of Commerce (EuroCham) in Vietnam said last December: “If Vietnam is to reach international standards in its educational institutions, it will need to…provide the necessary legislative and regulatory environment to enable recruitment and retention of capable staff from around the world.” 

More political will

There seems to be an increasing political will among Vietnam’s top leadership to give science a lift and lure back lost talent.

After Ngo Bao Chau won the Fields Medal in 2010, Prime Minister Nguyen Tan Dung approved the setting up of the Institute of Advanced Research in Mathematics and installed Chau as its director. 

The institute aims “to improve mathematical research across the country, creating a new environment and a new research space for mathematicians.”

Last month deputy PM Nhan, an East Germany- and US-trained technocrat who was admitted to the Party’s decision-making body, the Politburo, last April, urged agencies concerned to expedite site clearance so work on the University of Science and Technology of Hanoi can go ahead. 

He would not brook any scrapping of funding by the Asian Development Bank (ADB), which has lent $190 million for setting up the school, he warned.

The $213-million university, which would take in 5,000 students when it opens in 2016 or 2017, “seeks to establish a new model university focused on science and technology  an important driver of innovation and a key to sustained growth in Vietnam's living standards,” Norman LaRocque, senior education specialist at the ADB, said. 

France has donated about $140 million to the university.

It was also Nhan who, at the Quy Nhon conference August 12, reiterated that the development of science, technology, and education would be the country’s top priority.

The conference, which brought together 180 international physicists including five Nobel laureates, was initiated and has been hosted since 1993 by Tran Thanh Van, a world-renowned Vietnamese-French physicist. 

Though its remains a bit of an alien event to most ordinary people, insiders have high hopes that the participation of world-renowned scientists would help stimulate science education in Vietnam.
But experts liken science to a plant that takes a long time to grow, and say it needs long-term and uninterrupted care. 

“Those who seek immediate returns from the investment in education and science make a serious mistake,” Jean Iliopoulos, a French scientist attending the conference, said. 

After World War II, it took Europe billions and billions in aid and half a century to get back on track. 
When Finland faced a serious economic disaster in the nineties, rather than neglecting research and innovation, it decided instead to increase investment in science and research to more than 3 percent, one of the highest in Europe, paving the way for the Scandinavian country to have one of the highest living standards in the world today.

Elsewhere in Asia, despite the devastating legacy of the Korean War in the 1950s, South Korea was determined to join the world-class science community, and did so successfully after about a half-century of struggles. 

Singapore was a raggedy town that had been plundered by the British at the time of independence. It only became the science and research powerhouse it is now around 15 years ago.

On the sidelines of the Quy Nhon conference, there was a debate about how to lure back overseas Vietnamese talent. 

There was consensus that if Vietnam is serious about doing so and reforming the science sector, the most important issue would not be money but the political willingness to create favorable conditions for the academics.

“What we desperately need is a more open mind in management,” Nguyen Trong Hien, a senior scientist at the US’s National Aeronautics and Space Administration, told Vietweek.

He said he was “troubled” because a meeting with local amateur astronomers on the sidelines of the conference was canceled at the last minute because it had not gotten “approval” from local authorities.
“If this had happened 20 years ago, we could have been more sympathetic. How long will we have to wait to have a chance to compare notes with our colleagues comfortably? 

“The ultimate goal of a scientist is doing research and science education. We don’t have any other hidden political agenda and are not interested in it at all.

“The authorities need to get rid of such backward mindset at once.”

Hãy biết quyền của mình (2): Chống bắt giữ tùy tiện

14-08-2013
Tình huống
Vào 19h30 ngày thứ ba, 13/8/2013, một nhóm 6 bạn trẻ đang học nhóm tiếng Anh ở một căn hộ trong ngõ Giếng Mật (phố Bạch Mai, Hà Nội), thì chủ nhà gọi điện cho bạn Trần Quang Trung (là người thuê nhà), bảo xuống mở cửa. Trung xuống nhà, vừa mở cửa thì có hai người lạ mặt ập vào, một trong hai kẻ này bóp cổ Trung để khống chế, kẻ còn lại giật điện thoại của Trung.
Sau đó, có khoảng 20 người – dáng vẻ như dân phòng, công an mặc thường phục – xông vào nhà, kéo lên gác, bắt mọi người xuất trình giấy tờ và bỏ hết điện thoại đặt lên bàn. Trong số đó, chỉ có một người mặc đồ công an. Họ cầm theo ba máy quay phim, chĩa vào mặt nhóm bạn trẻ, ghi hình liên tục.
Một bạn trẻ, tên là Thùy Linh, lên tiếng yêu cầu toán người xuất trình giấy tờ và dừng quay phim, nếu không họ có thể bị kiện về tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Song, không ai trong số những kẻ đột nhập xuất trình giấy tờ. Một bạn trẻ khác, Hồ Đức Thành, rút điện thoại định gọi cho bạn thì trong số người đột nhập, một kẻ hét lên: “Tôi là dân phòng ở đây, hôm nay tôi đến kiểm tra tạm trú tạm vắng, yêu cầu anh ngồi im”. Do Thành không chịu “ngồi im”, nên đồng chí “dân phòng” này xông vào giật điện thoại của Thành, xô đẩy và làm vỡ một tấm kính trong nhà.
Tới 20h30, tất cả nhóm bạn trẻ bị áp giải về công an phường Trương Định. Tới nơi, công an phường yêu cầu mọi người bỏ điện thoại và máy tính ra để niêm phong, “tạm thời thu giữ, làm việc xong sẽ trả”. Mỗi chiếc điện thoại đều được đựng trong phong bì niêm phong, lấy chữ ký giáp lai của mọi người. Mỗi máy tính cũng đều được dán băng dính niêm phong và lấy chữ ký giáp lai.
Một người mặc thường phục bảo công an phường lập biên bản tạm giữ số đồ đạc, có người giao, người nhận và người làm chứng. Công an phường làm theo. Các bạn trẻ không biết biên bản ghi những gì, không ký và cũng không được giữ bản nào.
Sau đó, toàn bộ máy tính, điện thoại, biên bản đều bị mang đi. (Biên bản không có chữ ký của người bị thu đồ mà chỉ có chữ ký của công an và người làm chứng của phía công an). Còn cả nhóm thì bị chia nhỏ để “làm việc”: Người bị đưa về công an quận Hai Bà Trưng, người bị thẩm vấn ngay tại công an phường Trương Định. Các câu hỏi xoay quanh: nhân thân, tại sao biết lớp học tiếng Anh này, tham gia lâu chưa, ai tổ chức, giáo trình ai soạn, nội dung có liên quan gì đến chính trị-pháp luật không, mọi người có tham gia tổ chức chính trị nào không, có biết anh A, chị B… không, v.v.
Cuối cùng mọi người được thả ra, nhưng một số máy tính và điện thoại vẫn bị giữ.
Vấn đề
Câu hỏi đặt ra là: Việc làm của cơ quan công quyền (nếu thực đó là cơ quan công quyền) có gì sai luật?
Câu trả lời: Đây là một trường hợp điển hình của việc “bắt giữ tùy tiện”.
Bắt giữ tùy tiện là hành vi bắt giữ người mà không có chứng cớ về việc người đó phạm tội, và/ hoặc hành vi bắt giữ người được tiến hành không đảm bảo trình tự, thủ tục pháp lý.
Việc nhóm người tự xưng là công an (trong đó chỉ có một người mặc đồ công an, và không ai xuất trình giấy tờ chứng minh thân phận của họ) ập vào nhà bắt nhóm bạn trẻ về đồn, vào ban đêm, mà không có lệnh bắt, chính là “bắt giữ tùy tiện”, vì không kèm theo chứng cứ phạm tội mà cũng không đảm bảo thủ tục pháp lý, chẳng hạn, thiếu lệnh bắt.
Theo Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự:
  • Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
  • Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. (…)
  • Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã (…).
Nhóm công an (cứ giả sử họ là công an thật) bắt các bạn sinh viên về đồn vào ban đêm, tịch thu tài sản (điện thoại và máy tính) mà không có lệnh bắt, trong khi đó, tất cả các bạn đều hoàn toàn không phạm tội quả tang, không thuộc diện truy nã.
Như vậy, đã đúng là “bắt giữ tùy tiện” chưa, thưa cơ quan công an? 
Các sai phạm khác của CA
Trong vụ bắt người tùy tiện tối 13/8, cơ quan công an còn vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự về “quyền của cá nhân đối với hình ảnh” khi họ dùng camera ghi hình các bạn trẻ: Công dân có quyền đối với hình ảnh của mình; việc sử dụng hình ảnh của công dân phải được công dân đồng ý.
Tham chiếu với bài trước (“Chụp ảnh công an”), chúng ta thấy nổi lên một nguyên tắc: Công dân có quyền quay phim, chụp ảnh nhân viên công lực; nhưng ngược lại thì không! Ở đây, phía công an đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tóm lại là lạm dụng sức mạnh của họ để ghi hình các công dân.
Cơ quan công an vi phạm cả Điều 135 Bộ luật Tố tụng Hình sự khi họ khám xét, tạm giữ đồ đạc của nhóm bạn trẻ mà không hề có lệnh bắt hay quyết định khởi tố vụ án. (Trình tự pháp luật là: Phải có “khởi tố” thì mới có “vụ án”, và phải có “vụ án” thì mới có việc thu giữ các đồ vật là “vật chứng và tài liệu có liên quan đến vụ án”).
Cuối cùng, cơ quan công an còn có dấu hiệu vi phạm Điều 124 Bộ luật Hình sự, “Tội xâm phạm chỗ ở của công dân”: Họ đã khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; phạm tội một cách có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… Tội này có thể bị phạt tù từ một đến ba năm.

CHƠI NỐT NHẠC CUỘC ĐỜI

 Trong sự phát triển bản thân, bạn sẽ chọn lối sống thế nào?

1. 5 kiểu đời sống:
- Đời sống vô thức: Ứng xử có tính thực vật, sinh lý. Hoạt động vô thức, không tự giác

- Đời sống bán hữu thức: Ứng xử có tính động vật, sống cảm quan không định hướng, lệ thuộc vào ngoại cảnh

- Đời sống hữu thức: Đời sống tâm lý tiền nhân tính, sống cảm tính không có định hướng

- Đời sống hữu thức có cá tính: Sự tự giác được đồng hóa với mục tiêu thỏa mãn bản thân mà thôi, theo đuổi một cách có ý thức các giá trị của lợi và đẹp

- Đời sống hữu thức có tính xã hội: Sự tự giác được tập trung vào lợi ích của toàn xã hội, theo đuổi một cách có ý thức các giá trị tinh thần

2. 3 mức phát triển trí tuệ:
- Bắt trước: dựa theo tín điều và những mô hình quen thuộc
- Tự quyết: dựa trên sự hỏi han và giáo điều
- Duy lý: dựa trên khoa học và thực chứng bằng kinh nghiệm

3. 2 hướng đời sống:
- Hướng cá nhân: sống theo cá nhân, nhằm thỏa mãn sở thích vật chất
- Hướng cộng đồng: sống theo xã hội, nhằm hoàn thiện nhu cầu tinh thần của cộng đồng



4. 3 cách sử dụng năng lực:
- Lối sống phụ thuộc:
* bằng hưởng lợi (sống bằng thu nhập bình thường, sống nhờ ăn xin)
* bằng chiếm đoạt (sống bằng bạo lực, sống bằng thủ đoạn)

- Lối sống trao đổi (lối sống kinh tế, lối sống chính trị, lối sống văn hóa)

- Lối sống đóng góp (phi lợi nhuận)

5. 3 kiểu tương tác - ứng xử con người:
- Tương tác phản xã hội: sống mù quáng như ký sinh vật hay con rối, không tự giác

- Tương tác xã hội giả hiệu: sống tối tăm như một cá nhân độc lập, có tự giác phiến diện

- Tương tác xã hội thực sự: sống giác ngộ như là người hướng dẫn hoặc có ý thức tự giác trọn vẹn

6. 4 địa bàn hoạt động của cá nhân:
- Thiên nhiên: (khuất phục, hòa hợp, đối kháng, chinh phục) theo quy luật vật lý

- Con người: (xung khắc, hòa hợp) theo quy luật tâm lý, chính trị, kinh tế

- Xã hội: (tham gia) theo quy luật đạo đức học, luân lý, phong hóa xã hội

- Hoàn vũ: (nhân và quả) theo luật nhân quả, quy tắc tôn giáo

Bùi Quang Minh